Các chiều văn hóa quốc gia Lý thuyết chiều văn hóa của Hofstede

xxxxthumb|Sự khác biệt giữa các mức độ trong chỉ số khoảng cách quyền lực.]]

  • Chỉ số khoảng cách quyền lực (PDI): được định nghĩa là “mức độ mà những thành viên ít quyền lực của một tổ chức hoặc thể chế (hoặc gia đình) chấp nhận và kỳ vọng rằng quyền lực được phân bổ không công bằng”. Trong khía cạnh này, sự bất công bằng và tập trung quyền lực tập trung được những người ít quyền lực hơn nhận thức một cách hiển nhiên. Vì vậy, chỉ số PDI cao thể hiện sự phân bổ quyền lực được thiết lập và thực thi rõ ràng trong xã hội mà không vướng bất cứ sự nghi ngờ hay chất vấn nào. Chỉ số PDI thấp thể hiện mức độ chất vấn cao về phân bổ quyền lực cũng như nỗ lực phân chia quyền hành đồng đều. .[2]
  • Chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể (IDV): Chỉ số này thể hiện “mức độ hòa nhập của cá nhân với tập thể và cộng đồng”. Một xã hội có tính cá nhân cao thường có mức độ ràng buộc khá lỏng lẻo và một cá nhân có xu hướng chỉ gắn kết với gia đình của mình. Họ chú trọng đến chủ thể “tôi” hơn là “chúng tôi”. Trong khi đó, chủ nghĩa tập thể, thể hiện một xã hội với các mối quan hệ hòa nhập chặt chẽ giữa gia đình và những thể chế, hội nhóm khác. Những thành viên trong nhóm có sự trung thành tuyệt đối và luôn hỗ trợ những thành viên khác trong mỗi tranh chấp với các nhóm, hội khác. 
    [2][3]
  • Chỉ số phòng tránh rủi ro (UAI): được định nghĩa như “mức độ chấp nhận của xã hội với sự mơ hồ”, khi mà con người chấp nhận hoặc ngăn cản một thứ gì đó không kỳ vọng, không rõ ràng và khác so với hiện trạng thông thường. Chỉ số UAI cao cho thấy mức độ gắn kết của thành viên trong cộng động đó với các quy chuẩn hành vi, luật lệ, văn bản hướng dẫn và thường tin tưởng sự thật tuyệt đối hay một sự “đúng đắn” chung trong mọi khía cạnh mà tất cả mọi người đều nhận thức được. Trong khi đó, chỉ số UAI thấp cho thất sự cởi mở và chấp nhân những ý kiến trái chiều và gây tranh cãi. Xã hội có UAI thấp thường mang tính ít quy định, quy chế mà họ có xu hướng để mọi thứ được tự do phát triển và chấp nhận rủi ro..[2][3]
  • Nam quyền và Nữ quyền (MAS): ở khía cạnh này, “nam quyền” được định nghĩa là “sự ưu tiên của xã hội cho thành quả, phần thưởng vật chất và định nghĩa thành công dựa trên những thành quả vật chất mà cá nhân đạt được”. Ngược lại, nữ quyền ám chỉ sự coi trọng tính cộng tác, khiêm tốn, quan tâm đến những cá nhân khó khăn cũng như chất lượng cuộc sống. Phụ nữ trong xã hội được tôn trọng và thể hiện những giá trị khác nhau. Trong xã hội ấy, họ chia sẻ sự khiêm tốn và quan tâm đến sự bình đẳng giới. Trong khi đó, xã hội trọng nam quyền, phụ nữ dù có được chú trọng và cạnh trah nhưng thường vẫn bị kém coi trọng hơn so với nam giới. Nói theo cách khác, họ cũng nhận ra khoảng cách giữa những giá trị về nam giới và nữ giới. Khía cạnh này chính là sự cấm kỵ trong những xã hội trọng nam quyền.[2][3]
  • Định hướng dài hạn và định hướng ngắn hạn (LTO): khía cạnh này miêu tả sự kết nối giữa quá khứ với hiện tại và các hành động/ khó khắn trong tương lai. Khi chỉ số LTO thấp, nó biểu thị định hướng ngắn hạn của một xã hội khi mà những truyền thống được trân trọng gìn giữ và sự kiên định được đánh giá cao. Trong khi đó, xã hội có chỉ số LTO cao thường chú trọng vào quá trình dài hạn, quan tâm đến sự thích ứng và thực dụng khi giải quyết vấn đề. Một nước nghèo, nếu giữ định hướng ngắn hạn sẽ khó trong việc phát triển kinh tế. Trong khi đó nước có định hướng dài hạn thường thuận lợi hơn trong việc phát triển.[2][3]
  • Tự Thỏa Mãn và Tự Kiềm Chế (IND): khái niệm này chính là thước độ mức độ hạnh phúc, liệu có hay không sự tự thỏa mãn những niềm vui đơn giản. Tự thỏa mãn được định nghĩa như “ sự cho phép của xã hội trong việc tự thỏa mãn một cách tự do các nhu cầu cơ bản và tự nhiên của con người, ví dụ như hưởng thụ cuộc sống”. Trong khi khái niệm “tự kiềm chế” lại thể hiện “sự kiểm soát của xã hội, bởi những định kiến, chuẩn mực nghiêm ngặt, trong việc hưởng thụ của cá nhân”. Một xã hội cho phép hưởng thụ thường tạo niềm tin cho cá nhân rằng chính họ, quản lý cuộc sống và cảm xúc của mình, trong khi đó xã hội đề cao tính kiềm chế tin rằng có những yếu tố khác, ngoài bản thân họ, điều khiển cuộc sống và cảm xúc của chính họ.[2][3]

Khác biệt giữa văn hóa dựa trên những khía cạnh giá trị

Bằng việc chấm điểm từng quốc gia (với thang điểm từ 1 đến 120), mô hình sáu khía cạnh văn hóa của Hofstede cho phép sự so sánh quốc tế giữa các nền văn hóa (còn gọi là nghiên cứu so sánh):[4]

  • Tại các quốc gia châu Á và Latin, các khu vực châu Phi và vương quốc Ả rập, chỉ số quyền lực được quan sát thấy là rất cao. Trong khi đó, các nước Anglo và Germanic có chỉ số quyền lực khá thấp (tại Úc là 11 và Đan Mạch là 18). 
Ví dụ, Mỹ trong thang đánh giá của Hofstede đạt 40 điểm PDI, giữ ở mức trung bình. Trong khi đó Guatemala có chỉ số khá cao là 95 còn Israel lại khá thấp với chỉ 13 điểm PDI. Tại châu Âu, khoảng cách quyền lực có xu hướng thấp với các nước Bắc Âu và tăng dần tại các nước phía Nam và Đông Âu. Cụ thể, Ba Lan có 68 điểm PDI, Tây Ban Nha là 57, Thụy Điểm là 31 và Vương Quốc Anh chỉ có 35.
  • Trong các chỉ số về chủ nghĩa cá nhân, có một khoảng cách rõ rệt giữa các nước phương Tây với phương Đông. Bắc Mỹ và châu Âu được đánh giá là coi trọng chủ nghĩa cá nhân, đặc biệt là ở Canada và Hungary với 80 điểm IDV. Ngược lại, tại các quốc gia châu Á, châu Phi và Mỹ Latin, họ coi trọng chủ nghĩa tập thể. Colombia chỉ có 13 điểm IDV và Indonesia là 14. Sự khác biệt rõ rệt nhất chính là khoảng cách giữa 6 điểm IDV của Guatemala với 91 điểm IDV của Mỹ. Nhật Bản và các quốc gia Ả rập có giá trị IDV ở mức trung bình. 
  • Điểm phòng chống rủi ro được chấm cao nhất tại các quốc gia Mỹ Latin, Nam và Đông Âu (bao gồm cả cộng đồng nói tiếng Đức) và Nhật Bản. Chỉ số này thấp dần cho các dân tộc da trắng, người Bắc Âu và Trung Quốc. Cụ thể, nước Đức có chỉ số UAI khá cao (65 điểm), Vương Quốc Bỉ thậm chí còn cao hơn với 94 điểm, nhất là khi so sánh với Thụy Điểm (29 điểm) và Đan Mạch (23 điểm), mặc dù các nước này khá gần gũi về mặt địa lý.
  •  Nam quyền ít được coi trọng tại các nước Bắc Âu: Na Uy chỉ có 8 điểm và Thụy Điển là 5 điểm MAS. Ngược lại, nam quyền lại rất quan trong tại Nhật Bản (95 điểm) và các nước châu Âu như Hungary, Áo và Thụy Sĩ, những nước chịu ảnh hưởng bởi văn hóa Đức. Trong cộng đồng người Anglo, điểm nam quyền lại khá cao như 66 điểm tại Anh là một ví dụ. Trong khi đó, các nước Mỹ Latin lại có điểm khá mâu thuẫn, ví dụ như Venezuela là 73 điểm trong khi Chile chỉ có 28. 
  •  Các nước Đông Á có điểm định hướng dài hạn khá lớn, ví dụ như Trung Quốc là 118, Hong Kong là 96 và Nhật Bản là 88 điểm. Chỉ số này ở mức trung bình tại các nước Đông và Tây Âu và giảm dần với các nước Anglo, cộng đồng Hồi Giáo, châu Phi và Mỹ Latin. Tuy nhiên, có khá ít dữ liệu về khía cạnh này. 

Mối tương quan về khác biệt giá trị với khác biệt quốc gia.

Các nhà nghiên cứu đã nhóm các nước lại với nhau bằng cách so sánh những giá trị văn hóa của các nước này với các nước khác, ví dụ như sự gần gũi về địa lý, ngôn ngữ, hoàn cảnh lịch sử, niềm tin và thực thi tôn giáo, những sự tương đồng về ảnh hưởng triết học, hệ thống luật pháp, hay còn gọi chung là mọi khía cạnh của định nghĩa văn hóa dân tộc. Cụ thể, khoảng cách quyền lực thấp thường đi với những nước có hệ thống pháp luật, chính trị và phân chia thu nhập bình đẳng. Trong khi đó, những nước có khoảng cách lớn về quyền lực thường nằm ở các quốc gia bất bình đẳng về thu nhập, có nền chính trị quan liêu và tham nhũng. Chủ nghĩa cá nhân lại có mối liên quan với tính năng động và sự giàu có của quốc gia. Một nước giàu thường sẽ có nền văn hóa cá nhân rất đặc sắc.

Một ví dụ khác của sự tương đồng được thiết lập bởi “Sigma Two Group” vào năm 2003. Họ đã nghiên cứu sự tương đồng giữa các khía cạnh văn hóa các nước với tôn giáo chủ yếu của các nước đó, dựa trên World Factbook 2002. Trung bình, các nước Công giáo có chỉ số né tránh rủi ro khá cao, tương tự với khoảng cách quyền lực, nam quyền và chủ nghĩa tập thể. Trong khi đó, các nước vô thần có thường ít né tránh rủi ro dù họ cũng có chỉ số khoảng cách quyền lực cao, trọng nam quyền và theo chủ nghĩa tập thể. Coelho (2011) đã tìm thấy mối quan hệ tỉ lệ nghịch giữa sự phát triển đổi mới trong sản xuất của các công ty, so với phần trăm các công ty lớn trong một quốc gia cũng như vấn đề việc làm trong một chiến lược sản xuất cụ thể. Văn hóa dân tộc diễn giải khoảng cách quyền lực tỉ lệ thuận với tỉ lệ công ty có một trong ba dạng quá trình sáng tạo được chấp nhận trong nước (yếu tố quyết định sự tương quan là 28%). Vì vậy, một quốc gia với khoảng cách quyền lực lớn, những công ty sản xuất sáng tạo thường bị ràng buộc trong việc thực thi và kiểm duyệt những sáng tạo mới.

Đánh giá những chiều văn hóa khác nhau cho phép thực hiện các so sánh xuyên lãnh thổ và hình thành những khác biệt không chỉ ở mức độ quốc gia mà còn ở cấp lãnh thổ. Cụ thể, mô hình văn hóa của các nước Địa Trung Hải chấp nhận sự bất bình đắng và sự lo ngại rủi ro ảnh hưởng rất lớn đến các lựa chon của người dân nơi đây. Trong khía cạnh cá nhân, các nước Địa Trung Hải được đánh giá có mức độ cá nhân trung bình, tương tự với mức độ trọng nam quyền. Mức độ định hướng dài hạn của người dân Địa Trung Hải chỉ ở mức trung bình, trong khi đó họ lại có xu hướng khá nuông chiều bản thân với các giá trị tự thỏa mãn cao.[5]